Trong hệ thống này, các thiết kế được đi theo phong cách tối giản, giúp người dùng có thể dễ dàng tương tác với hệ thống.
- Giao diện chính:
Ngay khi truy cập vào hệ thống người dùng sẽ được người dùng sẽ truy cập vào giao diện Landing
Khi chưa đăng nhập vào hệ thống, nếu người dùng chọn một trong 2 button Detect Component hoặc Label Training thì hệ thống sẽ thông báo “You need login to continue” và hiển thị form đăng nhập.
- Giao diện đăng nhập, đăng ký: Trước khi thực điều hướng tới các chức năng trong hệ thống, người dùng cần có tài khoản. Người dùng có thể lựa chọn đăng nhập bằng cách di chuyển chuột tới avatar và lựa chọn Login hoặc chọn Register để đăng kí tài khoản.
Người dùng sẽ thực hiện điền các thông tin liên quan đến tài khoản, bao gồm email và mật khẩu; chọn Login để thực hiện đăng nhập.
Sau khi đăng nhập thành công, trên góc phải phía trên màn hình hiển thị Thông báo “Login Success” và Avatar trên hệ thống sẽ thể hiện bằng chữ cái đầu tiên trong tên người người dùng.
Nếu người dùng chưa có tài khoản tại hệ thống, người dùng có thể lựa chọn đăng ký tài khoản mới.
Người dùng sẽ thực hiện điền các thông tin cá nhân cần thiết bao gồm email, Họ tên, Số điện thoại, nhập và xác nhận mật khẩu, sau đó chọn Register.
Sau khi đăng ký thành công, trên góc phải phía trên màn hình hiển thị Thông báo “Register Success”, người dùng có thể thực hiện đăng nhập ngay với tài khoản mới đăng ký.
Trên trang Landing Page, đối với đối tượng Admin và Chuyên gia đều có thể lựa chọn 1 trong 2 chức năng chính của hệ thống. Nếu đăng nhập với phân quyền Người dùng thường, khi chọn chức năng “Label training”, hệ thống sẽ hiển thị thông báo “You do not have permission to access training!”, thông báo cho dùng biết phân quyền hiện tại không hỗ trợ chức năng này.
- Giao diện tạo bộ dataset:
Khi người dùng đăng nhập với tài khoản có đủ thẩm quyền, khi chọn Label training, người dùng sẽ được điều hướng tới trang training.
Giao diện trang Training sẽ hiển thị danh sách các bộ dữ liệu do cá nhân tự tạo trong mục My Datasets và danh sách các bộ dữ liệu do Admin hoặc các Chuyên gia khác tạo và mời làm cộng tác viên trong mục Invites Datasets.
Tại giao diện này, người dùng có thể lựa chọn:
-
Edit, Download các bộ dataset mà bản thân đã tạo từ trước hoặc các dataset mà bản thân được mời tham gia chỉnh sửa.
-
“Create your new dataset” để tạo bộ Dataset mới
Khi người dùng chọn Create your new dataset, một popup sẽ hiện ra cho phép người dùng có điền các nội dung cần thiết cho một dataset như lựa chọn các hình ảnh từ máy tính, tên dataset, mô tả về dataset, thêm cộng tác viên chỉnh sửa nội dung. Sau khi chấp nhận các điều khoản chia sẻ nội dung, người dùng chọn Create để tạo dataset mới.
Ngay sau khi tạo thành công, dataset mới sẽ xuất hiện tại My datasets của người dùng và Invites Dataset với người dùng được thêm trong phần cộng tác viên chỉnh sửa.
- Giao diện chỉnh sửa Dataset: Khi người dùng lựa chọn Edit một dataset bất kỳ, người dùng sẽ được điều hướng tới trang chỉnh sửa của dataset đó.
Tại giao diện chỉnh sửa dataset, chính giữa màn hình hiển thị hình ảnh đang được chọn; tại khung bên trái màn hình ta có thể thấy các thông tin cơ bản như tên dataset, người tạo, cập nhật lần cuối, cùng với các tag đã được gắn trên hình ảnh; mũi tên góc bên phải màn hình dùng để hiển thị danh sách các ảnh có trong dataset.
Trong danh sách các ảnh, người dùng có thể
-
Kích vào ảnh để xem ảnh ở chế độ toàn màn hình;
-
Chọn Select để đưa ảnh đó vào Add Tags;
-
Chọn Detele để xóa ảnh khỏi Dataset;
-
Chọn Add images to this Dataset để tải lên thêm một hoặc nhiều ảnh khác cho Dataset.
Người dùng có thể chọn các mode chỉnh sửa như thêm tag mới (chọn Add Tags), lựa chọn tag (chọn Select Tag) để chỉ vào linh kiện muốn chọn để chỉnh sửa thông tin, hay Zoom hình ảnh.
Để gán nhãn cho ảnh, người dùng kéo thả chuột vào vùng chứa linh kiện, sau đó tại khung bên trái màn hình hiện form điền thông tin của Tag.
Người dùng điền các thông tin về tên, mã linh kiện. Nếu có thêm các thông tin khác về linh kiện này thì người dùng chọn dấu cộng màu xanh để thêm thông tin, bao gồm: tên thông tin (Nguồn gốc, Datasheet, Chức năng…) và giá trị của nó. Người dùng nếu muốn xóa thông tin vừa thêm thì chọn dấu trừ màu đỏ. Nếu người dùng muốn xóa Tag đã gán nhãn thì chọn biểu tượng Delete ở phía trên form nhập thông tin Tag.
Sau đó chọn Update để lưu vào CSDL.
- Giao diện nhận diện linh kiện: Từ Landing page, người dùng có thể lựa chọn điều hướng sang phần nhận diện linh kiện.
Tại giao diện này, người dùng có thể chọn 2 phiên bản của thuật toán YOLO và thực hiện upload hình ảnh linh kiện điện tử lên hệ thống, sau khi người dùng upload và nhận chọn nút detect, hình ảnh sẽ được gửi về server và thực hiện nhận diện các linh kiện. Sau khi quá trình trên được thực hiện thành công, hình ảnh đã được nhận diện các linh kiện sẽ được gửi lại phía client của người dùng.
XEM THÊM ==> Hướng dẫn cài đặt chi tiết
HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT
cài đặt nodejs vào thư mục datalabeling sau đó mở terminal trên api trước chạy 2 câu lệnh npm -i và npm start tiếp theo tương tự vào thư mục client và chạy tiếp 2 câu lệnh đó
Nguồn: Topcode.vn